THỊ TRƯỜNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM NHỮNG MẢNG MÀU SÁNG TỐI

THỊ TRƯỜNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM NHỮNG MẢNG MÀU SÁNG TỐI

THỊ TRƯỜNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM NHỮNG MẢNG MÀU SÁNG TỐI

THỊ TRƯỜNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM NHỮNG MẢNG MÀU SÁNG TỐI

THỊ TRƯỜNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM NHỮNG MẢNG MÀU SÁNG TỐI
THỊ TRƯỜNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM NHỮNG MẢNG MÀU SÁNG TỐI

Tin Tức

THỊ TRƯỜNG DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM NHỮNG MẢNG MÀU SÁNG TỐI

30-03-2017 07:34:59 PM
Hiện nay, nhu cầu dây và cáp điện phục vụ cho các ngành xây dựng và sản xuất như xe hơi, điện tử và viễn thông đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên thị trường dây, cáp điện Việt Nam đang chứa đựng một số yếu tố bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Sự bất ổn này có nhiều nguyên nhân khác nhau, xuất phát từ nhiều phía.

Hiện nay, nhu cầu dây và cáp điện phục vụ cho các ngành xây dựng và sản xuất như xe hơi, điện tử và viễn thông đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên thị trường dây, cáp điện Việt Nam đang chứa đựng một số yếu tố bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Sự bất ổn này có nhiều nguyên nhân khác nhau, xuất phát từ nhiều phía.

Bất cập trong chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu

Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện đang gặp rất nhiều khó khăn vì thuế suất nhập khẩu chưa hợp lý. Lẽ ra, những loại "hàng độc" mà trong nước chưa có nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài về như đồng, bột nhựa... cần được ưu tiên về thuế suất nhập khẩu tuỳ theo từng loại hàng... nhưng không những không được giảm mà thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu lại tăng lên từ tháng 7.2004. Điều đó đã khiến nguyên vật liệu đầu vào như đồng, nhôm, nhựa tăng giá một cách chóng mặt (có loại tăng tới 80% trong thời gian qua), làm cho các giá thành dây và cáp điện của Việt Nam tăng từ 20-30%. Để có thể tồn tại được, không ít doanh nghiệp đã phải dùng đến biện pháp tình thế tăng giá dây cáp điện, giảm chất lượng của sản phẩm. Đây là nguyên nhân khiến giá dây cáp điện liên tục "đội lên" từ nửa cuối năm 2004 đến nay. Do vậy khách hàng thì kêu trời, còn doanh nghiệp hàng bán không chạy vẫn phải tăng giá bán, nếu không sẽ lỗ. Hiện tượng nêu trên đang là một bất cập trong chính sách thuế hiện nay. Các doanh nghiệp đều cho rằng: việc thực hiện chính sách thuế ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá để bảo hộ các mặt hàng sản xuất trong nước là cần thiết nhưng cần phải có sự tính toán cụ thể đến lợi ích của toàn doanh nghiệp. Nếu như nhiều mặt hàng trong nước chưa sản xuất được mà phải chịu thuế suất nhập khẩu nguyên liệu quá cao thì doanh nghiệp sẽ bị "kìm chân", việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì thuế nhập khẩu cao dẫn đến giá hàng hoá cũng buộc phải nâng cao, rất khó bán và cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, nếu như không có một chính sách thuế nhập khẩu hợp lý, để các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn vốn dĩ đã chồng chất thì không chỉ doanh nghiệp mà người tiêu dùng cũng bất lợi do giá thành sản phẩm cao... Các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần phải có thuế suất nhập khẩu riêng đối với từ loại hàng nguyên liệu nhập khẩu, không nên thiếu cụ thể. Có như vậy mới đảm bảo hài hòa quyền lợi của cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và Nhà nước.

Cần có Hiệp hội tập hợp tiếng nói chung

           Chỉ nhìn vào con số thống kê về số lượng doanh nghiệp dây cáp điện đang hoạt động trên thị trường đã đi tới hơn 200, cũng đủ thấy sự cạnh tranh trong lĩnh vực này căng thẳng như thế nào. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trọng "nội bộ" doanh nghiệp Việt Nam mà còn có mặt "đông đủ" các nhà sản xuất nước ngoài. Hàng loạt dòng sản phẩm dây cáp điện được nhập vào Việt Nam nhưng chất lượng ra sao thì chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Thêm yếu tố bất lợi nữa đến từ thị trường, đó là do đặc điểm kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp, nên người tiêu dùng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vì "ham rẻ" nên bất chấp sử dụng loại dây điện kém chất lượng, bất chấp hiểm hoạ chập cháy rất cao. Trong khi đó, nhiều DN lại cạnh tranh không lành mạnh; thiếu sự điều chỉnh, "dẫn dắt" bởi một tổ chức hợp nhất các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp ngành dây cáp điện. Theo thống kê sơ bộ, trong số hơn 200 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dây, cáp điện trên cả nước thì chỉ có khoảng 20% có sản phẩm đủ tiêu chuẩn TCVN và có đầu tư xây dựng, quảng bá thương hiệu, phần còn lại là doanh nghiệp sản xuất các loại dây, cáp phí tiêu chuẩn (dây thiếu tiết diện hoặc vỏ bọc PVC là nhựa tái sinh để bán ra thị trường tự do cấp thấp; 90% trong số các doanh nghiệp dây, cáp điện Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường ổn định và xây dựng thương hiệu. Hiện nay, không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn đang mạnh ai nấy làm, phát triển ồ ạt, nhái tên, thương hiệu của nhau, dẫn đến tình trạng là chất lượng của sản phẩm không đồng đều, làm khách hàng thất vọng và "hoang mang" vì không biết nên mua ở đâu, của ai?....

Do vậy có thể nói yếu tố then chốt để đưa các doanh nghiệp dây, cáp điện Việt Nam phát triển bền vững và đúng hướng, chính là việc nên thành lập hiệp Hội Dây - Cáp điện Việt Nam. Điều đó sẽ mang lại lợi ích cho nhiều phía: Nhà nước, người tiêu dùng và chính các doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về cơ chế về cơ chế, chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, từng bước lấy lại sự ổn định và phát triển

Các sản phẩm khácTin khác